Thẻ: kem chống nắng

Có phải nam giới cũng cần phải dùng kem chống nắng?

Nhiều bạn nam mắc phải quan niệm sai lầm là kem chống nắng chỉ dành cho phái nữ. Tuy nhiên, trên thực tế kem chống nắng là một loại dược phẩm, được sản xuất ra để bảo vệ da tránh khỏi các tác động của ánh nắng mặt trời. Vì vậy, phái mạnh cũng cần phải bôi kem chống nắng bảo vệ da.

giam-testosterone3

Kem chống nắng dành cho phái mạnh

Làn da của nam giới khác biệt hơn eva rất nhiều do da thường dày hơn, tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó cánh mày râu thường tham gia các hoạt động thể thao với cường độ cao gây nhiều mồ hôi nên tốt nhất cần chọn kem chống nắng dành cho da nhờn, không dầu, không thấm nước và không thấm mồ hôi. Mức SPF thông thường khoảng 15-30.

Nhiều người cũng mách nhau rằng khi chọn kem chống nắng thì nên chọn theo màu da và loại da. Ví dụ nếu da của bạn trắng thì nên sử dụng kem chống nắng có độ SPF thấp nhất là 30 vì da màu sáng dễ bắt nắng và đốt cháy hơn da sậm màu. Và ngược lại những người da hơi tối có thể chọn độ SPF trung bình là 10-20. Còn nếu da bạn là da dầu thì như đã đề cập ở trên hãy chọn loại kem chống nắng có dòng chữ oil-free (không dầu), no sebum (không gây nhờn) hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây “ngạt thở” cho da.

Ngoài ra cũng đừng quên là cứ khoảng 30 phút hãy thoa kem lại một lần để đạt hiệu quả cao nhất vì trên thực tế khả năng bảo vệ da của các loại kem chống nắng cũng chỉ tối đa từ 1-2 tiếng mà thôi.

 Xem thêm

4 Loại thực phẩm tự nhiên chống nắng vô cùng hiệu quả

Những quan niệm sai lầm về kem chống nắng cần tránh

Chọn kem chống nắng đi biển cần lưu ý điều gì?

Nhiều bạn thắc mắc rằng không biết nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu khi đi biển. Bởi vì nếu chọn loại kem không phù hợp sẽ rất dễ khiến da bị cháy nắng, sạm đen. Dưới đây là một điều mà các eva cần phải lưu ý khi chọn kem chống nắng cho kỳ du lịch biển của mình.

9365

Một số điều cơ bản cần nắm rõ khi chọn kem chống nắng đi biển

-Về chỉ số kem chống nắng SPF, bạn nên chọn những loại kem chống nắng đi biển với SPF từ 30 trở lên. Nếu SPF dưới 30 thì độ bảo vệ da khỏi ánh nắng là chưa đủ. SPF càng cao thì độ bảo vệ khỏi ánh nắng càng cao.

– Bạn nên bôi kem trước khi xuống nước hay ra nắng khoảng 20 phút để kem có thời gian thấm vào da và phát huy kết quả tốt nhất.

– Cách 2 tiếng nên bôi 1 lần, vì sau khoảng thời gian 2 tiếng kem chống nắng sẽ không còn tác dụng.

– Nếu xuống nước bạn nên thoa lại lớp kem mới khi lên và khi bôi thì bôi dày hơn khi đi thường ngày.

– Khi bôi kem chống nắng nếu da mới điều trị bằng lazer thì phải chọn kem chống nắng phù hợp.

– Đối với những người hay lao động, đổ mồ hôi nhiều thì thời gian bảo vệ sẽ ngắn hơn 2 tiếng.

Xem thêm

Tránh nắng với những việc làm đơn giản

Tìm hiểu ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học

 

Da khô nên dùng loại kem chống nắng nào là tốt?

Nếu như sở hữu làn da khô, eva nên chọn những loại kem chống nắng có chất chống oxy hóa, điều này sẽ tăng cường sự bảo vệ cho da, tránh cháy nắng và dị ứng khi bạn phải ở ngoài trời trong điều kiện thời tiếng nắng, nóng.

Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp.

Đối với da khô, bạn không cần phải chọn loại kem có chỉ số SPF quá cao, chỉ số SPF phù hợp cho da khô là từ 30+ trở lên. Các bạn nên sử dụng kem chống nắng dạng xịt hoặc phun sương. Khi xịt bạn lắc đều chai và để cách da khoảng 20 cm, xịt vào vùng da cần che nắng và nhớ chú ý tránh vùng mắt và mũi nhé!

Kem-chống-nắng-dành-cho-da-mụn-Papulex-UV

Dùng kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm.

Để ngăn chặn tình trạng da khô, bong tróc, lão hóa nhanh dưới tác động của ánh nắng mặt trời, của sự xâm nhập từ tia UV vào da, các bạn nữ nên sử dụng những loại kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm cho da. Một mẹo nhỏ cho cách chọn này là các bạn hãy chú ý đến thành phần của kem chống nắng, nếu bạn nhìn thấy thành phần như glycerin, ceramides thì hãy chọn nhé.

Kem chống nắng chứa các thành phần tự nhiên

Chọn kem chống nắng cho da khô có chứa thành phần thiên nhiên để cung cấp dưỡng ẩm cho da. Nên chọn kem chống nắng dành riêng cho vùng mặt và cổ. Bởi những vị trí da rất mỏng và dễ bị tổn thương.

Chọn kem chống nắng dành cho da khô nên ở dạng xịt hay phun sương. Chú ý trước khi xịt lắc đều, để cách da khoảng 20cm, tránh vùng mắt, mũi.

Xem thêm

Hiểu rõ hơn về các thành phần trong kem chống nắng

5 Sai lầm cần tránh khi dùng kem chống nắng

 

 

Có phải kem chống nắng có chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da tốt hơn?

Nhiều eva vẫn hay làm tưởng rằng kem chống nắng có chỉ số SPF cao thì càng bảo vệ da tốt. Thế nhưng, chỉ số SPF cho chung ta biết thời gian của kem lưu lại bao lâu trên da. Vì vậy khi mua kem chống nắng các bạn nên chọn loại có chỉ số SPF phù hợp nhất.

kem-chong-nang-pho-rong-la-gi-03

Ý nghĩa của chỉ số SPF?

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor), là thước đo số giờ trung bình làn da được bảo vệ của kem chống nắng khỏi tia UVB – loại tia cực tím gây ra cháy nắng da và góp phần gây ung thư da.

Chỉ số SPF có trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức quốc tế, thì 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc 1 loại kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ hoạt động hiệu quả trong vòng 150 phút, còn SPF 50 là 500 phút

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy rằng nếu kem chống nắng có chỉ số SPF 15 sẽ chặn được 93% các tia UVB, SPF 30 chặn được 95 và SPF 60 thì lọc được 98%.

Có phải  kem chống nắng SPF càng cao là càng tốt?

Đa số người tiêu dùng thường mắc phải sai lầm trong việc chọn kem chống nắng, khi nghĩ rằng chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da mạnh hơn. Bởi vì trên thực tế, chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da khỏi tác hại xấu của ánh nắng mặt trời càng lâu. Khi chọn kem chống nắng sai không những không đạt hiệu quả chống nắng tốt, mà còn khiến da bị tổn thương.

Các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên dùng các loại kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 đến SPF 60. Những sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF nhỏ hơn 30 sẽ chỉ làm tiêu hao túi tiền của bạn và mang lại hiệu quả không như mong đợi. Các chỉ số SPF rất cao (60 – 100) chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng.

Với công việc phải thường xuyên đi ra ngoài nắng và ở trong thời gian dài, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 50 – 60.

Xem thêm

Kem chống nắng có ưu và nhược điểm nào?

10 Lời khuyên giúp bạn có làn da khỏe đẹp như ý muốn

KHI DÙNG KEM CHỐNG NẮNG CẦN GHI NHỚ ĐIỀU GÌ?

Lựa chọn loại kem chống nắng tốt từ những hãng mỹ phẩm hàng đầu là một điều cần thiết.Tuy nhiên để có thể dùng kem bảo vệ da một cách hiệu quả thì các bạn phải đặc biệt lưu ý 5 điều quan trọng sau đây:

Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp

Với kem chống nắng đi biển, bạn nên chọn loại kem chống phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, nghĩa là loại kem này có khả năng chống cả UVA và UVB. Hai loại tia này là tác nhân chính khiến da bạn sạm đen, cháy nắng, lão hóa da thậm chí là ung thư da.

Skin-Care-in-Summers-500x331

Bôi kem chống nắng đúng cách, đúng thời điểm

Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra biển khoảng 20-30 phút. Tại sao bạn nên làm như vậy? vì vào thời điểm này để các dưỡng chất trong kem thẩm thấu hết vào da và phát huy hiệu quả cao nhất.

Trong quá trình vui chơi, mồ hôi, quần áo và nước sẽ làm kem trôi đi, do đó bạn đừng quên thoa lại kem chống nắng thường xuyên, có như thế làn da mới được bảo vệ tốt nhất. Rửa sạch da, lau khô rồi thoa lại lần hai sau 50 phút và tiếp đó 2 giờ thoa lại một lần, mỗi lần sử dụng từ 25 -30g (khoảng sáu muỗng cà phê) cho cơ thể và mặt là 2,5g.

Tuyệt đối không dùng chung kem chống nắng cho da mặt và toàn thân

Chỉ vì để tiết kiệm phải mua 2 loại kem chống nắng, mà các chị em thường chỉ dùng một lọ kem chống nắng cho cả mặt và toàn thân. Đây chính là một việc làm rất sai lầm,  vì da mặt và toàn thân có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, thành phần tạo ra sản phẩm toàn thân và mặt cũng khác, một số chất rất tốt cho da mặt nhưng lại không hợp với da toàn thân.

Vì vậy, để da được bảo vệ hiệu quả và tránh những tổn thương đáng tiếc xảy ra, bạn cần sắm 2 sản phẩm riêng biệt dành cho mặt và toàn thân.

Ưu tiên chọn loại kem chống nắng không thấm nước

Để lựa mua được kem chống nắng cho chuyến đi du lịch biển của bạn, thì lời khuyên dành cho bạn là nên mua những loại kem chống nắng không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant) cũng chính là sự lựa chọn thông minh dành cho bạn.

Không nên phó mặt hoàn toàn vào kem chống nắng

Mặc dù dùng đúng cách bạn sẽ được bảo vệ hữu hiệu, song da vẫn có thể bị nóng rát, ửng đỏ và say nắng nếu tiếp xúc ánh nắng trong thời gian quá lâu. Tốt nhất, hãy tránh ra nắng từ 10 sáng đến 3 giờ chiều, kết hợp che chắn cẩn thận bằng mũ, kính mát, khẩu trang, trang phục dày.

Bài viết cùng chủ đề

Kem chống nắng có chỉ số SPF cao có bảo vệ da tốt hơn?

Một số cách chăm sóc da hiệu quả cho các bạn tuổi teen

 

KEM CHỐNG NẮNG CÓ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM NÀO?

Từ lâu kem chống nắng trở thành một thứ không thể thiếu, đặc biệt đối với chị em phụ nữ. Nó có hoạt động như một ‘tấm khiêng’ ngăn chặn các tác động xấu của tia cực tím lên làn da của chúng ta. Chính vì vậy, kem chống nắng còn được xem như một người bạn của con người. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích tuyệt vời trên thì không thể phủ nhận rằng kem chống nằng cũng có những nhược điểm riêng của nó.

sunscreen-101

Một số thành phần có thể gây hại cho da

Sở dĩ kem chống nắng có tác dụng chống nắng là nhờ trong đó chứa các hoạt chất có tác dụng hấp thụ hoặc phản chiếu lại hoặc tán xạ tia cực tím. Trong đó có hoạt chất paraaminobenzoic acid (PABA).

PABA 5‰ có tác dụng chặn tia tử ngoại UVB để tránh bỏng nắng và chống sạm da tiềm tàng nhưng lại cho tia UVA đi qua vì vậy vẫn có thể gây sạm da tức thì. PABA chống nắng tốt nhưng có thể gây kích ứng hoặc làm khô da, PABA dạng ester làm dịu da hơn nhưng vẫn có thể gây kích ứng.

Kem trong nắng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn

Các loại kem chống nắng chỉ có tác dụng sau khi bôi 15 – 20 phút, sau 2 giờ phải bôi lại nếu bạn vẫn trong điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời gian phải sử dụng kem chống nắng là từ 9 – 15 giờ. Khi tắm biển bạn nên bôi kem chống nắng. Một số loại kem có thể tồn tại trong nước biển 1 giờ. Nếu tắm lâu quá thì sau khoảng 50 phút bạn phải bôi lại kem chống nắng. Nên tránh tắm biển trong khoảng thời gian từ 9 – 16 giờ.

Kem chống nắng lập tức phản tác dụng

Nếu như bạn sử dụng kem chống nắng không đúng cách, kem chống nắng sẽ nhanh chóng phản tác dụng.

Việc dùng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt sẽ khiến da bạn rất bí, đổ dầu nhiều và dễ sinh ra mụn. Sản phẩm chống nắng dành cho da toàn thân thường rất nhiều chất dầu, nếu bôi lên mặt sẽ gây khó chịu, nhờn dính.

Xem thêm

Một số điều cần lưu ý khi dùng kem chống nắng cho trẻ nhỏ

Cách chọn kem chống nắng tốt dành cho da lão hóa

Trong kem chống nắng có những thành phần nào, có an toàn cho da không?

Kem chống nắng được chia thành 2 loại chính: kem chống nắng vật lý (sunblock) và kem chống nắng hóa học (sunscreen)

Kem chống nắng vật lý loại tạo thành màng chắn bảo vệ da trước các tia có hại.

Thành phần: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,..

Kem chống nắng hóa học là loại kem có khả năng hấp thụ tia cực tím trước khi nó gây hại cho da.

Thành phần:  titanium dioxide, zinc oxide,…

800-SS-0706-sunscreens (1)

Ngoài những thành phần chính trên, tùy vào từng loại sản phẩm của các hãng kem chống nắng khác nhau sẽ có thêm các thành phần phụ khác nhau.

Một báo cáo mới công bố của trung tâm hoạt động vì môi trường( the Environmental Working Group – RWG) đã phát hiện ra 80% sản phẩm kem chống nắng trên các kệ hàng là không có tác dụng hoặc chứa các thành phần gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

Để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng gay gắt vào mùa hè, chị em phụ nữ không nên chọn kem chống nắng dạng bột hay xịt, cũng như tránh sản phẩm có chỉ số SPF trên 50+, loại chứa Vitamin A/oxybenzone gây hại cho da. EWG khuyên người dùng nên chọn những loại kem chống nắng có thành phần là oxide kẽm hay dioxit titan, avobenzone. Những thành phần này có tác dụng ngăn chặn các loại tia cực tím tốt nhất.

Bài viết cùng chủ đề

Bí quyết chọn kem chống nắng tốt cho từng loại da

Kem chống nắng có những nhược điểm nào?